-
ĐÈN LED CHIẾU SÁNG
- PHÂN LOẠI ĐÈN
- Đèn LED Âm Trần
- Đèn LED Ốp Trần
- Đèn LED Bulb
- Đèn LED Panel
- Đèn LED Dây
- Đèn Rọi Ray
- Đèn Ray Nam Châm
- Đèn Thả Văn Phòng
- Đèn LED Tuýp
- Đèn Soi Tranh
- Đèn LED Ống Bơ
- Đèn LED Exit
- Đèn LED Khẩn Cấp
- THANH NHÔM ĐỊNH HÌNH
- DÂY VÀ CÁP ĐIỆN
- ĐÈN SƯỞI
- BÌNH NÓNG LẠNH
-
QUẠT ĐIỆN
- THƯƠNG HIỆU QUẠT
- Quạt Điện Nanoco
- Quạt Điện Panasonic
- Quạt Điện TICO
- Quạt Điện Vinawind
- Quạt Điện Asia
- Quạt Điện Kaiyokukan
- PHÂN LOẠI QUẠT
- Quạt Trần
- Quạt Đứng
- Quạt Thông Gió
- Quạt Đảo Trần
- Quạt Treo Tường
- Quạt Lửng
- Quạt Hộp
- Quạt Bàn
- PHÂN LOẠI QUẠT
- Quạt Trần Kaiyokukan
- Quạt Trần Panasonic
- Quạt Trần Vinawind
- Quạt Trần Asia
- Quạt Đảo Trần Panasonic
- Quạt Đảo Trần Nanoco
- Quạt Đảo Trần Vinawind
- THIẾT BỊ ĐIỆN
- CATALOGUES VÀ BÁO GIÁ
Cảm biến ánh sáng là gì? Phân loại và ứng dụng của cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng được ứng dụng rất nhiều cho các loại thiết bị điện, mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Đây là một loại tính năng thông minh và đang dần trở thành xu hướng cho các sản phẩm thiết bị điện, điện tử. Cùng tìm hiểu ngay về khái niệm cảm biến ánh sáng là gì và tham khảo nguyên lý cảm biến ánh sáng cũng như cách ứng dụng của nó ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Cảm biến ánh sáng là gì?
Cảm biến ánh sáng là thiết bị quang điện chuyển đổi ánh sáng (bao gồm cả ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng dạng tia hồng ngoại) thành tín hiệu điện. Nó là một dạng thiết bị cảm biến thông minh có thể nhận biết được các biến đổi của môi trường thông qua mắt cảm biến. Từ đó, nó sẽ điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp.
Cảm biến ánh sáng là gì?
Cảm biến này có thể nhận biết và điều chỉnh ánh sáng dựa trên các đi ốt quang học. Cảm biến ánh sáng được gọi là “thiết bị quang điện” hay “cảm biến ảnh vì năng lượng được chuyển đổi từ phonto sang electron.
Phân loại cảm biến ánh sáng
Cảm biến ánh sáng được chia thành 3 loại: Photoresistors (LDR), Photodiodes, Phototransistors.
Cảm biến Photoresistors (LDR)
Cảm biến ánh sáng Photoresistors
Đây là loại cảm biến được sử dụng nhiều nhất trong các thiết bị cảm biến. Nó chính là chất cảm quang, hay còn được gọi là điện trở phụ thuộc ánh sáng (LDR). Chất cảm quang này có tác dụng kiểm tra xem đèn bật hay tắt. Và nó so sánh mức độ ánh sáng của môi trường theo tính chất tương đối trong suốt một ngày.
Chất phát quang này được làm từ một vật liệu bán dẫn có điện trở cao. Chất bán dẫn này rất nhạy với ánh sáng, có thể nhìn thấy ánh sáng gần với hồng ngoại.
Cách thức hoạt động:
– Các bộ phát quang hoạt động như điện trở thông thường. Tuy nhiên, sự thay đổi điện trở sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng môi trường. Nếu cường độ ánh sáng cao sẽ làm giảm điện trở và ngược lại.
– Nguyên lý này sẽ làm đèn sáng khi trời tối và tắt khi trời sáng.
Ứng dụng:
Nhờ vào cách thức hoạt động đó, loại cảm biến này được ứng dụng cho đèn đường, đèn quảng cáo ban đêm,…
Cảm biến Photodiodes
Photodiodes là một loại cảm biến khác, nó có thể thay đổi ánh sáng thành dòng điện. Nó được làm từ vật liệu silicon và gecmani. Thêm vào đó là nhiều bộ lọc quang lọc, ống kính tích hợp…
Cảm biến ánh sáng Photodiodes
Cách thức hoạt động
Nguyên lý hoạt động của nó dựa vào hiệu ứng quang học bên trong. Khi có chùm ánh sáng chiếu vào, các electron sẽ bị nới lỏng tạo thành các lỗ cho dòng điện chạy qua. Ánh sáng càng lớn, lỗ hở giữa các electron càng to nên dòng điện sẽ càng mạnh.
Ứng dụng
Với cách thức cảm biến này, nó được ứng dụng cho nhiều thiết bị như:
– Điều khiển từ xa, các thiết bị điện tử…
– Thiết bị y tế, thiết bị đo lường…
– Dùng cho tấm pin mặt trời trong các sản phẩm năng lượng mặt trời…
Phototransistors
Loại cảm biến này thực chất chỉ là cảm biến Photodiodes nhưng nó khuyếch đại lên nhiều lần. Về nguyên lý hoạt đọng của nó giống với Photodiodes. Với sự khuếch đại đó, độ cảm biến được tăng lên rất nhiều nên sẽ được sử dụng cho các thiết bị yêu cầu độ cảm ứng cao hoặc có kích thước lớn.
Các mẫu sản phẩm đui đèn và công tắc cảm biến ánh sáng
Bộ cảm biến ánh sáng thương hiệu Kawasan
Đui đèn cảm ứng LSE27-Time ( không kín nước )
Đặc điểm của đui đèn là tự mở đèn khi trời tối<10lux và sẽ tắt sau thời gian đã chọn ( không điều chỉnh được độ lux ). Có chức năng hẹn giờ tự tắt sau 2h, 4h, 6h, 8h, 12h. Nguồn điện cấp là 110V~240V và có công suất tải 30W( LED) – 100W( Compast ).
Đui đèn cảm ứng LSE27-Time
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng LS20A ( kín nước IP 44 )
Công tắc cảm ứng giúp đèn sẽ tự mở khi trời tối và tự tắt khi trời đủ sáng, điều chỉnh 3~200lux. Có chức năng hẹn giờ tự tắt sau 1h, 2h, 3h, 4h, 5h, 6h, 7h, 8h, 9h. Nguồn điện cấp 220V~240V / 50-60Hz. Công suất tải 500W(LED) – 1500W(Compact).
Công tắc đèn cảm ứng LS20A-Time
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng LS10A ( kín nước IP44 )
Công tắc giúp đèn tự bật khi trời tối và tự tắt khi trời đủ sáng điều chỉnh 5~50lux. Nguồn điện cấp 220V~240V / 50~60Hz. Công suất tải 300W(LED) – 1000W(Compact).
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng LS10A
Công tắc đèn cảm cứng ánh sáng LS20A – mắt rời ( kín nước IP65 )
Đặc điểm của công tắc giúp đèn tự bật khi trời tối và tự tắt khi trời đủ sáng, điều chỉnh 2~200lux. Nguồn điện cấp 220V ~ 240V / 50-60Hz. Công suất tải 500W(LED) – 1500W(Compact).
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng LS20A-mắt rời
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng LS6-300W
Công tắc giúp đèn tự mở khi trời tối < 10lux và sẽ tắt khi đủ sáng > 20lux ( không chỉnh được độ lux ). Nguồn điện cấp 220V ~ 240V / 50 – 60Hz, công suất tải 100W(LED) – 500W(Compact).
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng LS6
Thiết bị cảm biến ánh sáng thương hiệu Siron
Công tắc cảm ứng ánh sáng SR-LS331
Công tắc SR-LS331 có đặc điểm là: lắp nổi, kích thước 4,41×3,55×4,6 cm. Cấp độ bảo vệ là IP44, công suất chịu tải 6A-500 ( Compact,sợi đốt ), 100W LED. Điều chỉnh ánh sáng 5~15 Lux. Công tắc giúp đèn nhận diện được môi trường ánh sáng đủ sẽ tắt đèn, do đó cần lắp đúng vị trí theo hướng dẫn trên sản phẩm.
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng SR-LS331
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng SR-LS533
Công tắc sử dụng để lắp tủ điện, kích thước 6,6×3,5×9 cm. Cấp bảo vệ của công tắc có mắt cảm biến IP65, công suất chịu tải 20A-1500 ( Compact, Sợi đốt ), 500W LED, điều chỉnh ánh sáng 2~200 Lux. Ứng dụng công tắc giúp đèn bật khi trời tối và tắt khi nhận diện đủ ánh sáng, vì vậy cần lắp đúng vị trí theo hướng dẫn sử dụng.
Công tắc đèn cảm ứng ánh sáng SR-LS533
Lợi ích và ứng dụng của cảm biến ánh sáng trong thực tế
Cảm biến ánh sáng được ứng dụng phổ biến nhất trong đèn chiếu sáng
Cảm biến ánh sáng mang đến rất nhiều lợi ích. Nó có thể thay thế sức người, tạo ra sự tiện lợi cho các thiết bị điện, điện tử. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất của cảm biến sáng:
– Ứng dụng trong các thiết bị chiếu sáng như đèn. Điều này đem đến rất nhiều tiện lợi và an toàn khi sử dụng về đêm, đặc biệt với những gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ…
– Cảm biến thay đổi ánh sáng màn hình trong điện thoại thông minh và máy tính bảng.
– Cảm biến trong ô tô để thay đổi ánh sáng đèn chiếu sáng tùy theo độ sáng của môi trường.
– Ứng dụng trong bảo mật…
Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về cảm biến ánh sáng là gì và nguyên lý hoạt động, ứng dụng của nó. Ngoài ra, MinLED cũng gợi ý cho khách hàng các mẫu cảm biến ánh sáng để khách hàng tham khảo. Bạn có thể liên hệ với MinLED qua hotline: 0866.06.79.86. Hoặc, ghé qua cửa hàng để xem mẫu thực tế tại: C07-16 Khu đô thị Geleximco – Dương Nội – Hà Đông – Hà Nội.
Nguồn://minled.com.vn