- Thiết bị đèn LED
- Đèn LED âm trần
- Đèn LED ốp trần
-
Các loại đèn LED
- Đèn LED Panel
- Đèn LED panel Rạng Đông
- Đèn LED panel Philips
- Đèn LED panel MPE
- Đèn LED panel Panasonic
- Đèn LED Panel Duhal
- Đèn LED Panel Điện Quang
- Đèn LED panel Osram
- Đèn LED panel Paragon
- Đèn LED panel TLC
-
Thiết bị điện & Aptomat
- Thiết bị điện Panasonic
- Series Gen-X
- Series Halumi
- Series Refina
- Series Wide Color
- Series Minerva
- Cầu dao tự động MCB
- Cầu dao khối MCCB
- Ổ cắm có dây
- Ổ cắm âm sàn
- Thiết bị điện UTEN
- Series A5
- Series A8
- Series Q120B
- Series Q120B
- Series Q7
- Series Q9
- Series S300
- Series V3
- Series V4
- Series V6
- Series V7
- Series V9.1
- Aptomat UTEN
- Dây & cáp điện
- Tủ điện
- Quạt thông gió & Đèn sưởi
- Quạt điện
MicroLED là gì? Định nghĩa, cấu tạo, ưu điểm và ứng dụng
Công nghệ MicroLED thường được nhắc đến rất nhiều hiện nay, đặc biệt trong ngành sản xuất công nghiệp màn hình. Vậy MicroLED là gì, có cấu tạo như thế nào? MicroLED mang lại lợi ích gì cũng như được ứng dụng ra sao trong thực tế đời sống? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây! Mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục nội dung
1. MicroLED là gì?
MicroLED (còn được viết là mLED hoặc µLED) là công nghệ màn hình sử dụng các bóng đèn LED có kích thước siêu nhỏ để tạo thành các điểm ảnh cơ bản mà không cần sử dụng đến đèn nền để hoạt động như công nghệ LCD.
MicroLED là gì là câu hỏi rất nhiều người dùng băn khoăn hiện nay
Công nghệ màn hình MicroLED kế thừa ưu điểm vượt trội của OLED ở khả năng ánh sáng, màu sắc. Đồng thời loại bỏ các hạn chế của công nghệ OLED ở việc sử dụng hợp chất dễ bị thoái hóa sau một thời gian sử dụng.
Thay vào đó, MicroLED sử dụng hợp chất hữu cơ nên vừa có độ bền, tuổi thọ cao hơn. Vừa cho thiết kế mỏng đẹp xuất sắc, cùng với khả năng mang lại góc nhìn vượt trội. MicroLED cũng sở hữu tiềm năng đẩy độ sáng lên cao gấp hơn 30 lần so với OLED trong khi lượng điện năng tiêu thị chỉ bằng ½.
2. Cấu tạo của MicroLED như thế nào?
Màn hình MicroLED gồm có các bóng đèn Led kích thước hiển vi (nhỏ hơn 100 micromet) đặt trên một tấm nền TFT. Mỗi một bóng đèn LED đều có điểm ảnh phụ với 3 màu sắc cơ bản đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, có thể phát ra ánh sáng của riêng mình. Hợp chất vô cơ được sử dụng trong màn hình Micro LED là Gallium Nitrade (GaN).
Sự khác biệt giữa cấu tạo của màn hình OLED và màn hình MicroLED
Với cấu tạo này, khi có dòng điện đi qua; màn hình sẽ sáng lên theo những điểm ảnh riêng biệt mang đến cảm nhận màu sắc vô cùng rõ nét; chân thực, sống động, độ tương phản cao. Cùng với đó, có những vùng không sáng; giúp cho các vùng màu đen trông thật hơn và có chiều sâu.
3. Lợi ích của MicroLED
– Hiển thị chi tiết sắc nét, sống động hơn
Do mật độ điểm ảnh tăng lên giúp cho màn hình ứng dụng công nghệ MicroLED sẽ hiển thị các chi tiết được rõ ràng, sắc nét sống động hơn. Đặc biệt, công nghệ này còn giúp mang đến những trải nghiệm thị giác mượt mà hơn khi xem hình ảnh; video tại các màn hình lớn được cài đặt ngoài trời; hay tại các trung tâm mua sắm, sân vận động,…
– Hỗ trợ xây dựng bộ điều biến màn hình
Công nghệ MicroLED có thể được lắp ráp theo hệ thống mô đun; giúp người dùng có thể xây dựng bộ điều biến kích thước,; độ phân giải của màn hình tùy theo nhu cầu sử dụng của mình. Lợi ích này rất phù hợp cho các ứng dụng màn hình thương mại, như màn hình kỹ thuật số lớn lắp đặt ngoài trời; bảng hiển thị ở sân vận động, hay các máy chiếu/ màn hình thay thế ở rạp chiếu phim…
– Màu sắc chân thực, độ tương phản cao
MicroLED có nguồn sáng phụ thuộc vào đèn LED. Do đó, so với các công nghệ hiển thị khác, MicroLED cho độ sáng cao hơn gấp hàng chục lần. So sánh về độ sáng giữa công nghệ hiển thị này với OLED; độ sáng của MicroLED có tiềm năng đẩy cao gấp 30 lần cho ra hình ảnh đẹp hoàn hảo theo đánh giá của các chuyên gia hiển thị.
Hình ảnh minh họa các điểm ảnh của màn hình microLED được phóng to lên nhiều lần
Với công nghệ OLED, vì sử dụng các hợp chất hữu cơ nên có sự suy giảm độ sáng theo thời gian. Sau một thời gian sử dụng, màn hình OLED sẽ có hiện tượng tạo ra hình ảnh không đồng đều. Do một số hợp chất hữu cơ sẽ mất độ sáng nhanh hơn các hợp chất khác.
Ngược lại, MicroLED sử dụng đèn LED là hợp chất vô cơ nên không chỉ cho độ sáng cao hơn mà còn duy trì độ sáng ổn định trong suốt nhiều năm sử dụng, không bị biến chất theo thời gian. Chất lượng hình ảnh và độ sáng của MicroLED cao hơn gấp nhiều lần so với OLED được sản xuất cùng thời điểm.
– Tiết kiệm điện năng
So với các công nghệ LCD, OLED, MicroLED tiêu thụ điện năng thấp hơn hẳn khi so sánh giữa các kích thước màn hình tương đương. Ưu điểm này giúp tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng. Đồng thời giúp gia tăng độ bền, tuổi thọ của màn hình MicroLED so với các loại màn hình khác.
– Kích thước mỏng nhẹ
Một lợi ích nữa của công nghệ MicroLED đó là cho phép sản xuất các loại màn hình; thiết kế các sản phẩm cực kỳ mỏng, nhẹ. Vì công nghệ này sử dụng đèn LED có kích thước hiển vi – kích thước điểm ảnh siêu nhỏ; do đó, hình ảnh cho ra cũng mịn màng hơn; đẹp hơn và góc nhìn rộng hơn công nghệ LED / LCD hiện tại có thể cung cấp.
– Tuổi thọ cao
Bên cạnh đó, vật liệu hữu cơ của MicroLED cũng có độ bền rất cao; giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng của các thiết bị ứng dụng công nghệ này. Ưu điểm này cũng giúp cho người dùng có thể tiết kiệm tối đa chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế.
4. Ứng dụng của công nghệ MicroLED
MicroLED được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất màn hình TV công nghệ cao xây dựng theo công nghệ mô đun cho phép ghép nhiều màn hình với nhau, màn hình kích thước lớn sử dụng ở rạp chiếu phim thay thế cho máy chiếu, màn hình truyền thống…
Tiêu biểu là sản phẩm TV MicroLED 146 inch mang tên The Wall của Samsung. Sản phẩm được trình bày tại sự kiện First Look 2018. Đem lại khả năng hiển thị hình ảnh đáng kinh ngạc; mang đến trải nghiệm thị giác hoàn hảo ở mọi góc độ. Với thiết kế theo hệ thống mô đun, chiếc TV này có thể tăng kích thước màn hình tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Hình ảnh chiếc TV mang tên The Wall của Samsung được sản xuất bằng công nghệ màn hình microLED
Ngoài ra còn có màn hình rạp chiếu phim Crystal LED của Sony. Các màn hình này sử dụng công nghệ MicroLED độ phân giải lên tới 16K. Việc này tăng khả năng tái tạo màu siêu chân thực, sắc nét. Người dùng có thể tự thay đổi độ phân giải màn hình tùy theo nhu cầu.
Bên cạnh màn hình TV, công nghệ MicroLED còn được ứng dụng vào các thiết bị đeo thông minh cũng như máy AR/VR, thiết bị di động… Tuy nhiên, do hạn chế về khâu sản xuất cùng nhiều yếu tố khác; mà việc ứng dụng công nghệ Micro LED trên thiết bị di động vẫn chưa thực sự được triển khai.
5. Tổng kết
MicroLED kế thừa và phát huy những ưu điểm nổi bật; đồng thời loại bỏ các nhược điểm của LCD và OLED. Tuy nhiên, do vừa mới xuất hiện và chưa được phổ biến rộng rãi nhưng MLED đem lại đầy hứa hẹn.