10 thông số đèn LED “BẮT BUỘC “bạn nên đọc trước khi mua
Điều quan trọng nhất khi chọn đèn LED chiếu sáng là cần chú ý tới thông số đèn LED. Bởi nó quyết định tới sự phù hợp của sản phẩm với từng không gian. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và để thông tin để có phương án chọn lựa. Vì thế, MinLED xin gửi tới bạn bài viết giới thiệu chi tiết những thông số kỹ thuật đèn LED để bạn có thể tìm hiểu ngay dưới đây.
Những thông số kỹ thuật đèn LED cần quan tâm
Công suất W
Công suất cũng là thông số kỹ thuật đèn LED bạn nên quan tâm. Chỉ số này chính là chỉ số điện kế mà bạn sẽ phải trả trong một giờ sử dụng đèn phát sáng. Nó cho biết mức độ hao điện. Công suất có đơn vị đo là watt, kí hiệu là W.
Vì sao bạn nên quan tâm đến chỉ số này? Nó không chỉ phản ánh mức điện năng tiêu thụ mà còn liên quan đến chỉ số quang thông của đèn. Công suất tỉ lệ thuận với chỉ số quang thông, nghĩa là đèn có công suất lớn thì quang thông sẽ lớn và cường độ chiếu sáng cũng vậy. Bởi vậy mà khi bạn muốn không gian sáng rực rỡ thì nên chọn đèn có công suất lớn và ngược lại.
Theo các chuyên gia về thiết bị chiếu sáng, đối với những không gian chiếu sáng gia đình thì nên lựa chọn những loại đèn LED có công suất nhỏ và vừa, khoảng 5W, 7W, 9W là vừa đủ. Ngoài ra, việc lựa chọn công suất đèn còn tùy thuộc vào diện tích phòng, hiệu ứng ánh sáng mong muốn, số lượng đèn, nhu cầu sử dụng ánh sáng và mục đích sử dụng đèn.
Quang thông (LM)
Quang thông là thông số đèn LED vô cùng quan trọng cần được quan tâm hàng đầu. Đây là một đại lượng đo lường công suất bức xạ phát ra từ đèn LED. Hay có thể hiểu đơn giản nó là tổng lượng ánh sáng mà đèn phát ra theo mọi hướng trong một giây chiếu sáng. Đơn vị đo lường của quang thông là Lumen.
Bạn cần nắm rõ thông số đèn LED quang thông để chọn được sản phẩm phù hợp
Chỉ số lumen của đèn càng cao thì đèn càng sáng và ngược lại. Khi lựa chọn mua đèn LED, tùy vào diện tích không gian. Nếu bạn muốn lựa chọn đèn LED có quang thông nhỏ cho không gian thì bạn cần phải tăng số lượng bóng đèn lên để có thể cung cấp đủ ánh sáng cho căn phòng.
Chip LED
Chip LED là thông số kỹ thuật đèn LED rất quan trọng
Chip LED quyết định đến 60% chất lượng và giá thành của đèn LED nên khi lựa chọn đèn bạn nhất định phải chú ý đến thông số đèn LED này. Nếu đèn có chip LED tốt thì đồng nghĩa với việc ánh sáng của đèn có chất lượng cao, tuổi thọ của đèn cũng như vậy. Trên thị trường hiện nay có hai nhóm chip LED: chip LED công suất cao và chip LED công suất thấp.
Nhóm chip LED công suất cao thường được sử dụng trong các sản phẩm chiếu sáng như: LED điểm, LED âm trần, LED nhà xưởng, LED gắn tường, LED đường phố, LED pha. Mỗi mắt LED sẽ có công suất cao tương đương với 1W, mỗi watt phát ra 70lm đến 110lm với độ sáng khác nhau, tùy thuộc vào thương hiệu chip LED.
Nhóm chip LED công suất thấp được ứng dụng trong các sản phẩm đèn LED như: LED dây, LED tuýp, LED panel, LED âm trần. Mỗi chip LED có công suất tương đương ít hơn 1W, mỗi watt có thể phát ra khoảng 50lm đến 80lm, độ sáng của đèn sẽ phụ thuộc vào thương hiệu chip LED.
Hiện nay trên thị trường có một số thương hiệu chip LED uy tín, chất lượng cao như: Samsung, Cree, Bridgelux, Nichia, Epistar, LG, Osram. Khi lựa chọn đèn LED, bạn nên lựa chọn đèn có chip LED từ các thương hiệu này.
Điện áp đèn LED
Điện áp là tỉ số chênh lệch giữa nơi có điện áp cao và nơi có điện áp thấp. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng có mức điện áp ổn định nên bạn cần chú ý vấn đề này. Với tùy từng thương hiệu đèn LED mà biên độ giao động của điện áp sẽ khác nhau với các mức thông dụng như sau:
– Biên độ điện áp giao động trong khoảng 85V – 265V: Với dòng điện áp này, những khu vực thường bị quá tải điện hay yếu điện sẽ rất phù hợp.
– Biên độ điện áp từ 175V – 265V: Khoảng giao động này thích hợp với khu vực điện áp ổn định.
Tuổi thọ đèn
Tuổi thọ của đèn là một trong những thông số kỹ thuật đèn LED được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó chính là thời gian sử dụng tối đa của đèn LED. Thời gian sử dụng càng lâu thì người dùng sẽ càng tiết kiệm được chi phí thay mới. Tuổi thọ của đèn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ.
Theo thông tin từ các hãng, với nhiệt độ môi trường khoảng 25 độ C thì đèn LED có tuổi thọ từ 40.000 giờ đến 50.000 giờ. Nếu môi trường có nhiệt độ càng cao thì tuổi thọ của đèn sẽ giảm đi. Cùng đó là hiệu suất sử dụng và độ sáng sẽ hao nhanh chóng.
Ngoài ra, tuổi thọ của đèn còn dựa vào lượng ánh sáng còn lại mà chip LED có thể phát ra. Một chip LED có tuổi thọ tối đa khoảng 50.000 giờ khi ánh sáng còn lại của nó là 50% lumen. Nếu chip LED có tuổi thọ còn 70% lumen thì chip LED sẽ có tuổi thọ khoảng 30.000 giờ.
Chỉ số hoàn màu (CRI)
Chỉ số hoàn màu là một trong những thông số đèn LED bạn không thể bỏ qua. Chỉ số hoàn màu viết tắt là CRI – Color Rendering Index. Chỉ số này đo độ trung thực của màu vật thể khi được chiếu sáng. CRI có giá trị từ 0 đến 100, trong đó 100 là ánh sáng tự nhiên của mặt trời, trung thực và sắc nét nhất. CRI bằng 0 là ánh sáng có độ trung thực thấp nhất và nó là ánh sáng đơn sắc như đỏ, vàng, xanh, tím.
Chỉ số hoàn màu quyết định chất lượng ánh sáng cho công trình
Chỉ số CRI càng cao thì độ trung thực của màu sắc vật thể càng cao. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ tỷ lệ nghịch với hiệu suất chiếu sáng. Khi lựa chọn đèn LED, bạn nên chọn những loại đèn có chỉ số CRI từ 75 – 85 là là hợp lý nhất bởi ánh sáng trung thực, sắc nét vừa phải, không gây hại cho mắt.
Nếu bạn lựa chọn đèn LED cho chỉ số CRI nhỏ hơn 75 sẽ gây mỏi, nhức mắt cho người dùng. Bởi ánh sáng mang lại không trung thực đặc biệt là những văn phòng làm việc tuyệt đối không nên chọn loại bóng đèn có chỉ số CRI thấp như vậy.
Nếu đèn LED có chỉ số CRI cao hơn 85 thì hiệu suất chiếu sáng sẽ rất thấp. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ tốn tiền điện hơn. Tuy nhiên, ánh sáng mang lại sẽ rất tốt, rất trung thực. Với những không gian như phòng kiến trúc, phòng thiết kế đồ họa, những nơi làm về thiết kế mỹ thuật thì nên lựa chọn loại đèn LED có chỉ số CRI cao như vậy.
Hiệu suất phát quang (lm/W)
Hiệu suất phát quang là hiệu quả phát sáng của đèn. Nó biểu thị khả năng chuyển điện năng thành ánh sáng khi tiêu thụ một Watt năng lượng điện. Chỉ số này phản ánh khả năng chiếu sáng của đèn và chất lượng của đèn. Đơn vị đo lường của hiệu suất phát quang là lm/W. Hiệu suất phát quang càng cao thì càng tiết kiệm điện năng nhưng nếu quá cao thì sẽ gây chói lóa.
Hiệu suất phát quang giúp đảm bảo sự tiện nghi của ánh sáng
Đèn LED có thể có hiệu suất phát quang lên đến 250 lm/W. Đối với những không gian diện tích nhỏ và vừa thì bạn nên chọn đèn LED có hiệu suất phát quang từ 70-90 lm/W. Đối với nhà xưởng, không gian ngoài trời, sân thể thao thì bạn nên chọn đèn LED có hiệu suất phát quang từ 100-110 lm/W. Bạn không nên lựa chọn những loại đèn có hiệu suất phát quang dưới 70 lm/W bởi chất lượng chiếu sáng kém, tốn điện và gây hại cho mắt.
Nhiệt độ màu (K)
Nhiệt độ màu thể hiện màu sắc ánh sáng
Nhiệt độ màu trong thông số đèn LED là màu sắc của ánh sáng mà bóng đèn phát ra. Đơn vị đo của nhiệt độ màu là Kelvin (K). Trên thị trường hiện nay có ba loại nhiệt độ màu phổ biến như:
Nhiệt độ màu từ 2700K đến 3500K cho ánh sáng màu vàng ấm tương đương với đèn sợi đốt, màu sắc này phù hợp với không gian phòng ngủ.
Nhiệt độ màu từ 4000K đến 4500K có màu không quá trắng cũng không quá vàng nên rất phù hợp với không gian chiếu sáng trong nhà.
Nhiệt độ màu từ 5000K đến 7000K tương đương với ánh sáng ban ngày vào giữa trưa. Ánh sáng này phù hợp cho những không gian lớn.
Các thông số kích thước đèn
Đường kính ngoài
Khi lựa chọn đèn LED có bề mặt hình tròn thì bạn nên quan tâm đến đường kính mặt của đèn. Nó sẽ ảnh hưởng đến số lượng đèn trên một mặt chần và tính thẩm mỹ của vị trí đèn. Đối với những không gian có diện tích nhỏ, bạn nên ưu tiên những đèn LED có đường kính mặt vừa và nhỏ để tạo sự thanh thoát, tinh tế cho không gian. Đối với những không gian có diện tích lớn thì ngược lại.
Chiều dày
Chiều dày là thông số kỹ thuật đèn LED khá ít người chú ý đến. Nó bao gồm độ dày của để đèn và mặt đèn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đèn LED siêu mỏng để giảm thiểu việc làm tổn hại đến trần nhà. Nếu trần nhà của bạn là gỗ hoặc thạch cao hoặc những chất liệu nhạy cảm thì bạn nên lựa chọn những loại đèn LED siêu mỏng.
Đường kính khoét trần
Đường kính khoét trần chính là đường kính của đế đèn. Thông số này thường có trên những loại đèn LED âm trần. Kích thước này được thiết kế theo công suất của đèn. Thông số này sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng của đèn và kích thước chính của bề mặt lắp đặt thiết bị.
Việc lựa chọn đúng kích thước đèn LED âm trần rất quan trọng trong thiết kế. Nó quyết định tới tính thẩm mỹ cũng như sự phân bổ ánh sáng cho không gian
Driver nguồn
Driver là bộ phận rất quan trọng của đèn LED giúp cung cấp năng lượng cho đèn LED. Vì thế, khi tìm hiểu thông số đèn LED bạn cũng cần thiết quan tâm tới bộ phận này. Dưới đây là 1 số thông số kỹ thuật bạn cần quan tâm về bộ phần này.
Driver nguồn quyết định sự ổn định của đèn LED
Thông thường, thông số đèn LED được thiết kế chỉ chạy được ở điện áp 1 chiều từ 12V đến 24V. Và để có thể sử dụng được điện dân dụng, bạn cần thiết bị chuyển đổi được gọi là Driver nguồn đèn LED. Sản phẩm giúp chuyển đổi dòng điện từ 220v sang điện áp phù hợp với đèn LED.
Ngoài ra, LED Driver sẽ giúp bảo vệ đèn khỏi những biến động của điện áp. Sản lượng ánh sáng đèn tỷ lệ với nguồn cung hiện tại của đèn. Nếu đèn quá nhiều hoặc quá ít dòng sẽ làm cho đầu ra của ánh sáng thay đổi, suy giảm nhanh hơn do nhiệt độ cao hơn trong LED.
Kết luận
Những thông tin về các thông số đèn LED mà công ty MinLED chia sẻ dưới đây bạn cần nắm rõ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn đèn LED phù hợp nhất cho không gian sử dụng.