Tiêu chuẩn RoHS là gì và các chất độc hại theo quy định RoHS
Tiêu chuẩn RoHS là gì? Tiêu chuẩn này thể hiện điều gì với các sản phẩm thiết bị điện, điện tử? Hiện tại, có rất nhiều các loại đồ dùng điện, điện tử có gắn từ RoHS nhưng khách hàng thường bỏ qua và không nắm rõ về tiêu chuẩn này. Vậy, hãy đọc bài viết dưới đây để nắm được rõ thông tin nhé!
RoHS là gì?
Mục lục nội dung
Tiêu chuẩn RoHS là gì?
RoHS là được viết tắt bởi cụm từ tiếng Anh “Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC”. Đây là một Chỉ thị về việc hạn chế các chất nguy hiểm, gây độc hại ở trong các thiết bị điện – điện tử. Chỉ thị này được Liên minh Châu Âu thông qua vào năm 2002, có hiệu lực chính thức vào năm 2006. Và nó đã được yêu cầu để trở thành Luật chính thức ở các nước thành viên.
Các sản phẩm thiết bị điện – điện tử nếu có gắn chữ RoHS nghĩa là đã được kiểm định và hoàn toàn đảm bảo về các tiêu chuẩn RoHS. Các loại sản phẩm này hoàn toàn thân thiện với môi trường, không gây độc hại cho con người và được phép lưu hành, sử dụng tại Châu Âu.
Chi tiết về tiêu chuẩn RoHS
Logo chứng nhận RoHS
Tiêu chuẩn RoHS được ban hành với mục đích để bảo vệ sức khỏe và môi trường. Bởi trên thực tế, có rất nhiều các sản phẩm điện, điện tử chứa các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
– RoHS nhằm hạn chế sử dụng 6 chất gây độc hại trong các thiết bị điện và điện tử.
– Đặt ra mục tiêu về vấn đề tái chế, thu hồi những sản phẩm thiết bị điện, điện tử cũ đã qua sử dụng.
– Giải quyết về vấn đề các chất độc thải từ thiết bị điện tử.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn RoHS là không có chứa 1 trong 6 chất gây độc hại hoặc chứa rất ít với hàm lượng cho phép. Logo đăng ký cho các thiết bị điện, điện tử đạt tiêu chuẩn này là: “RoHS Compliant”.
Các chất độc hại được quy định tại RoHS là gì?
Tiêu chuẩn RoHS ban đầu quy định 6 chất độc hại không được chứa trong các sản phẩm thiết bị điện, điện tử. Sau đó, đến năm 2015 được thêm vào 4 chất độc hại khác quy định trong RoHS2.
6 chất độc hại được quy định tại RoHS
6 chất độc hại quy định phải hạn chế trong RoHS
Trong chỉ thị RoHS, nhóm 6 chất độc hại bắt buộc không được chứa trong sản phẩm bao gồm:
– Chì: Chất này thường hay được dùng trong chế tạo Pin, màn hình laptop – tivi…
– Thủy ngân: Chất này dùng nhiều cho đèn huỳnh quang, bản mạch in, lớp mạ nhôm…
– Crom: Chất được sử dụng nhiều trong sản xuất nhựa, thép chống gỉ, nhôm…
– Cadmium: Sản xuất nhiều trong các loại pin mạ điện, hợp kim hàn…
– Polybrominated biphenyls: Chất này dùng nhiều trong sản xuất bọt nhựa, chất dẻo ở các thiết bị điện gia dụng.
– Polybrominated Biphenyls ethers: Đây là chất dùng nhiều để sản xuất bảng mạch in, tụ điện cho các loại thiết bị điện.
4 chất độc hại bổ sung tại RoHS 2
Năm 2015, chỉ thị RoHS 2 bổ sung thêm 4 chất độc hại cần cấm trong sản xuất thiết bị điện, điện tử bao gồm:
– Bis phthalate (DEHP)
– Butyl benzyl phthalate
– Dibutyl phthalate
– Diisobutyl phthalate
Vào ngày 22/7/2021, RoHS 3 được ban hành, mục đích để gia hạn cho các thiết bị y tế thời hạn 2 năm để đáp ứng tuân thủ theo các tiêu chuẩn này.
10 nhóm thiết bị điện, điện tử áp dụng tiêu chuẩn RoHS là gì?
Chỉ tiêu RoHS áp dụng cho 10 nhóm thiết bị điện, điện tử
Hiện tại tiêu chuẩn RoHS được áp dụng cho 10 nhóm các sản phẩm thiết bị điện – điện tử, bao gồm:
- Đồ gia dụng kích thước lớn như: tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, lò vi sóng…
- Đồ gia dụng kích thước nhỏ: lò nướng, máy hút bụi…
- Các thiết bị điện tử viễn thông: máy tính, điện thoại, máy in, fax…
- Thiết bị chiếu sáng: Bóng đèn LED, bóng đèn huỳnh quang…
- Thiết bị điện tiêu dùng: Tivi, radio…
- Dụng cụ điện: Máy khoan, máy may…
- Đồ chơi và các thiết bị giải trí điện: đồ chơi điện tử, máy game…
- Dụng cụ y khoa như: máy trợ tim, máy trợ khí…
- Các loại máy chế biến đồ ăn, đồ uống tự động.
- Dụng cụ kiểm soát, vệ sinh và quan sát: camera, máy hút bụi, lò sưởi…
Cách áp dụng và kiểm tra tiêu chuẩn RoHS như thế nào?
Các nhà sản xuất thiết bị điện, điện tử có nhiệm vụ chứng minh sản phẩm của mình có đạt theo tiêu chuẩn RoHS hay không. Việc kiểm định chất lượng của sản phẩm sẽ thuộc quyền quản lý của từng quốc gia cho áp dụng khung tiêu chuẩn này tại Văn phòng Đo lường Quốc gia (NMO).
Việc áp dụng theo RoHS tại các quốc gia Châu Âu đã có hiệu lực từ 1/7/2006. Tại Việt Nam, việc sản xuất máy móc, thiết bị điện chậm hơn nên mới cho ban hành việc áp dụng tiêu chuẩn này từ 23/9/2011.
Hiện tại, thiết bị được sử dụng để kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn RoHS cho các sản phẩm là máy quang phổ huỳnh quang tia X. Đây là phương pháp hữu hiệu, nhanh chóng nhất để kiểm soát chất độc hại cho từng loại sản phẩm.
Lợi ích khi có chứng nhận tiêu chuẩn RoHS cho thiết bị điện, điện tử
Việc loại bỏ các hóa chất độc hại sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và giữ cho môi trường sống xanh, sạch. Vì vậy, việc áp dụng tiêu chuẩn RoHS là một bước tiến lớn để thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, sức khỏe con người.
Việc tuân thủ và áp dụng sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn chỉ tiêu RoHS sẽ giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe con người
Ngoài ra, tại thị trường Châu Âu bắt buộc các sản phẩm thiết bị điện, điện tử có mặt trên thị trường đều phải có chứng nhận RoHS. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn phân phối sản phẩm của mình đến thị trường các nước này cần phải có đủ tiêu chuẩn của RoHS.
Tại Việt Nam, khung tiêu chuẩn RoHS chưa bắt buộc. Tuy nhiên, việc các sản phẩm thiết bị điện và điện tử có đầy đủ chứng nhận của RoHS cũng sẽ giúp khách hàng ưu tiên hơn khi lựa chọn.
Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu RoHS là gì cùng với nhiều thông tin xoay quanh khung tiêu chuẩn này. Để nắm được thêm nhiều thông tin và kiến thức bổ ích khác, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác của MinLED.